Sự thành lập SNG và chính thức giải tán Liên Xô Lịch_sử_Liên_Xô_(1985–1991)

Ngày 8 tháng 12 năm 1991, những nhà lãnh đạo các nước cộng hoà Nga, Ukraina và Belarus gặp mặt tại Belavezhskaya Pushcha để đưa ra một tuyên bố rằng Liên bang Xô viết đã bị giải tán và được thay thế bởi Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG theo tiếng Nga; CSI theo tiếng Anh). Gorbachev miêu tả tuyên bố này là một vụ đảo chính bất hợp pháp và nguy hiểm về mặt thể chế. Tuy nhiên ông ta đã trở thành một tổng thống của không một nước nào cả.

Mười hai trong số mười lăm nước cộng hoà ký Hiến chương năng lượng châu Âu tại Hague ngày 17 tháng 12 năm 1991, với tư cách là các nước có chủ quyền, với 28 nước châu Âu khác, Uỷ ban châu Âu và bốn nước không thuộc châu Âu.

Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Gorbachev từ chức tổng thống Liên Xô và bị thay thế bởi Boris Yeltsin. Ngày hôm sau, Xô viết Tối cao bầu cử để bãi bỏ tuyên bố được viết năm 1922 việc chính thức thành lập Liên bang Xô viết và tự giải tán. Tới 31 tháng 12 năm 1991, tất cả các định chế chính thức của Liên Xô đã dừng hoạt động.

Sau khi Liên Xô tan rã, theo "liệu pháp sốc" do người Mỹ đề nghị, nước Nga tiến hành cưỡng chế tư hữu hóa trong lĩnh vực kinh tế[5]. Nền kinh tế - chính trị thời hậu Liên Xô hoàn toàn chưa chuẩn bị gì cho giai đoạn quá độ và "liệu pháp sốc" cuối cùng đem lại vô số hậu quả bi kịch: các công ty quốc doanh bị bán cho tư nhân với mức giá rất rẻ mạt, các trùm tài phiệt nhanh chóng thâu tóm nền kinh tế và lũng đoạn chính trường Nga.[6]

Từ năm 1991 đến cuối thế kỷ XX, tổng giá trị sản xuất trong nước (GDP) của Nga giảm xuống 52% so năm 1990 (trong khi đó, vào thời kỳ chiến tranh từ năm 1941 đến năm 1945 chỉ giảm 22%). Sản xuất công nghiệp giảm 64,5%, sản xuất nông nghiệp giảm 60,4%. Vật giá tăng cao hơn 5.000 lần.

Sự sụp đổ của Liên Xô sau này được tổng thống Nga Putin gọi là "thảm họa địa chính trị tồi tệ nhất thế kỷ XX. Đối với nước Nga, nó đã trở thành một bi kịch thực sự. Hàng triệu công dân và những người yêu nước của chúng ta bỗng nhiên thấy họ đang sống bên ngoài lãnh thổ Nga.".[7] Cựu Thủ tướng Nga Evgeny Primakov cho rằng: "Cái giá của sự sụp đổ Liên Xô là rất khủng khiếp, nền kinh tế Nga tổn thất còn nhiều hơn Chiến tranh thế giới thứ hai. Sẽ là điên rồ nếu nói rằng đất nước này được hưởng lợi từ những năm 1990."[8]

Đa số người dân Liên Xô cũng không muốn đất nước Liên Xô tan rã. Cuối năm 2005, kết quả một cuộc điều tra dư luận của hai cơ quan độc lập nổi tiếng ở Nga cho thấy: 66% người Nga ngày nay cảm thấy nuối tiếc cho sự sụp đổ của Liên Xô; 76% số người cho rằng Liên Xô có rất nhiều điểm đáng để tự hào[9], 60% người Nga tin rằng: sự sụp đổ của Liên Xô gây nhiều tác hại nhiều hơn là lợi ích. Trong cơn đại hồng thủy đó, nhiều nước cộng hòa hậu Xô viết đã rơi vào bạo lực sắc tộc sau khi có được độc lập, khiến cả trăm ngàn người thiệt mạng. Theo cuộc khảo sát của Sputnik Mneniya tại 9 nước trong số 11 quốc gia thuộc Liên Xô cũ vào năm 2016, phần lớn cư dân trên 35 tuổi (những người đã trải qua cuộc sống dưới thời Liên Xô) cho rằng cuộc sống ở Liên Xô tốt hơn so với thời kỳ sau khi đất nước tan rã. Ở Nga, 64% số người đã trải qua thời kỳ Liên Xô đánh giá rằng chất lượng cuộc sống thời đó cao hơn. Ở Ukraina, đồng ý với tuyên bố này có 60% số người trả lời, còn tỷ lệ cao nhất là ở Armenia (71%) và Azerbaijan (69%)[10] Trong một cuộc thăm dò do Trung tâm Levada tổ chức vào tháng 4/2016, 56% người được hỏi cho biết họ mong muốn Liên Xô vẫn tồn tại. Một điều tra của Trung tâm Công luận Toàn Nga (VTsIOM) cho thấy 64% người Nga sẽ bỏ phiếu cho việc gìn giữ Liên Xô nếu như tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1991.[11]

Trên bình diện thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô khiến phương Tây không còn một đối trọng đủ mạnh mẽ, thế giới ngày nay vẫn còn xa mới có thể gọi là an toàn.[12] Theo tiến sĩ Marcus Papadopoulos, một chuyên gia về Nga, việc Liên Xô sụp đổ khiến cho sự can thiệp của Mỹ và phương Tây vào công việc nội bộ của các nước tăng mạnh, với các vi phạm luật pháp quốc tế ở mức độ chưa từng thấy. Nếu Liên Xô còn tồn tại thì những cuộc chiến tranh của phương Tây tấn công Nam Tư, Iraq, Libya, Syria... sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố và Hồi giáo cực đoan sẽ không bao giờ xảy ra[13].

Trái ngược với con số từ các cuộc khảo sát, kết quả bầu cử tại Nga từ năm 1991 đến nay cho thấy tỉ lệ ủng hộ dành cho Đảng Cộng sản ngày càng giảm sút. Trong cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga năm 2016, Đảng Cộng sản Nga đạt được 13.4% tổng số phiếu bầu, qua đó chỉ giành được 42 ghế, thấp nhất trong lịch sử đảng này[14]. Cũng chưa có ứng viên Tổng thống nào của Đảng Cộng sản thắng cử tại Nga kể từ khi Liên Xô tan rã.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Liên_Xô_(1985–1991) http://rt.com/news/ussr-collapse-economic-reunion-... http://rt.com/news/ussr-collapse-world-secure-645/ http://www.brookings.edu/press/Books/2007/collapse... http://psi.ece.jhu.edu/~kaplan/IRUSS/BUK/GBARC/buk... http://www.4020.net/eastbloc/ http://www.aei.org/issue/25991 http://www.electionguide.org/elections/id/2694/ http://simon31.narod.ru/syndromeofsocialism.htm http://www.sgu.ru/rus_hist/people/?pid=226 http://www.bbc.co.uk/history/worldwars/coldwar/sov...